RoHeHa_6264995
Chai và lọ đều là vật chứa đựng. Người ta nói "một chai dầu ăn" cũng như "một lọ dầu ăn", "một chai nước rửa chén" cũng như "một lọ nước rửa chén".
Nhưng chai và lọ có hoàn toàn giống nhau?


Người ta luôn dùng những thứ tốt đẹp hơn để nói về lọ. Lọ hoa, lọ nước hoa, lọ nước thần...
Chai thường không đẹp bằng lọ, điều đó đúng. Nhưng bài viết này không bàn về vẻ đẹp của lọ mà chỉ xin nói về nét đẹp tiềm ẩn của chai.

Chai có cổ hẹp, nhưng bụng phình to. Nhìn ngoài, có thể chai hẹp hòi, ít xúc cảm, nhưng trong lòng chai dạt dào cảm xúc.
Miệng chai nhỏ kín đáo chứ không loe rộng ra như miệng lọ, miệng bình. Chai không khoe tất cả mọi thứ ra ngoài, chai biết cách trân trọng và giữ bí mật.
Rót nước vào chai, phải rót thật khéo léo, hay đổ từ từ qua cái phễu, nếu làm ẩu nước sẽ chảy hết ra ngoài. Chai chỉ tiếp nhận những gì thích hợp, có chọn lọc, không đại trà và dễ dãi.
Miệng chai hẹp, vật rắn gì đã cho vào chai rồi là khó lấy ra. Chai biết cất giữ những gì đáng giữ gìn, không để mặc cho gió thổi bay hay phơi ra cho cả thiên hạ ai muốn nhòm thì nhòm, ai muốn lấy thì lấy.
Nhìn ngoài chai có vẻ khó gần, nhưng khi đã kết nhau rồi thì một lòng chung thuỷ.
Cái đẹp của lọ là cái đẹp hào nhoáng, là bề ngoài, còn nét đẹp của chai là nét đẹp bên trong.
Kết luận trên có thể đôi chỗ không xác đáng, có thể có chỗ không công bằng cho cả chai và lọ. Nhưng riêng tôi, tôi có thể khẳng định rằng: nếu phải chọn cho mình một người bạn đường đáng tin cậy, tôi sẽ không chọn lọ, mà chọn chai.
0 Responses

Share your opinion

Quán trà là nơi tán dóc, không thể để chủ quán một mình độc thoại. Đã vào quán uống nước là phải nói chuyện với ai đó, nếu không nói thì đừng có vô. Không có ai đi cùng thì quay sang nói với... bàn bên cạnh, mà bàn bên cạnh toàn người lạ thì... cứ nói chuyện rồi sẽ quen :P
Chúc mọi người tán dóc vui vẻ!